Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHÉP KINH
---
Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống Kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì sự lợi lạc thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn.
Chép Kinh là một hình thức công phu. Muốn chép Kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời Kinh. Chữ Kinh ngay thẳng, chân phương và rõ ràng. Muốn được vậy và tránh sai sót, người chép Kinh phải toàn tâm toàn ý với công việc, chánh niệm liên tục. Chính nhờ quá trình tập trung đó nên ý Kinh sáng tỏ, người chép Kinh ngộ ra những thâm ý mà so với khi đọc tụng hàng ngày khó có thể nhận ra.
Đồng thời, nhờ chép Kinh mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu, công đức chép Kinh. Trong cuộc đời của mỗi con người, có lẽ không ai tránh khỏi những sai phạm, lỡ lầm. Có những sai phạm dẫn đến quả báo hiện tiền và có những lầm lỗi đang kết trái đắng ở tương lai. Đạo lý ở đời thì “nhân nào quả ấy” và muốn cải thiện những điều xấu đã làm chỉ còn cách là tích cực làm thêm những điều lành. Chép Kinh, in Kinh là một trong những điều thiện lành ấy.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Tập vở Sổ tay chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
Số trang: 236 trang, không lo thiếu giấy. Khoảng cách dòng in rộng vừa phải, phù hợp mọi kích cỡ chữ viết tay lớn nhỏ khác nhau.
Chất liệu giấy: Ford Indo 100 gsm cao cấp, phù hợp cả bút bi và bút mực nước.
Bìa đóng gáy lò xo chắc chắn, dễ dàng lật mở và bảo quản.
Kích thước: (17 x 24)cm, chuẩn sổ tay dễ dàng mang theo bên mình.
Hình thức trang trọng, phù hợp để làm quà tặng, ấn tống cúng dường.